Từng được biết đến như thương chiến của các doanh nghiệp “nhà giàu”, thị trường ứng dụng gọi xe đang có dấu hiệu cởi mở hơn với những startup trong bối cảnh “đốt tiền” không còn là chiến lược cạnh tranh duy nhất.
“Đốt tiền” cuộc đua tài chính không hồi kết của các “ông lớn”
Việc “đốt tiền” vốn không mới, nhất là ở các lĩnh vực đầu tư công nghệ (thương mại điện tử, ứng dụng gọi xe…). Theo lý thuyết, đến khi lượng khách hàng đủ lớn thì bằng một cách nào đó (giảm khuyến mãi, tăng giá, giảm chiết khấu của tài xế…), doanh nghiệp sẽ thu về lợi nhuận. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đơn vị có tiềm lực tài chính càng mạnh, việc chiếm lĩnh thị phần sẽ càng dễ dàng khi cạnh tranh kéo dài.
Tuy nhiên, không một doanh nghiệp nào có thể “đốt tiền” mãi được – hay nói cách khác, “đốt tiền” không bao giờ là một chiến lược bền vững để cạnh tranh. Nếu khách hàng nhận được mức giá thấp hơn cả chi phí của doanh nghiệp đó không thể là cách làm bền vững được.
Tiềm lực tài chính càng mạnh, việc chiếm lĩnh thị phần sẽ càng dễ dàng khi cạnh tranh kéo dài.
Thậm chí, có ý kiến cho rằng các “ông lớn” của lĩnh vực gọi xe công nghệ đang đốt rất nhiều tiền để lấy khách hàng và dừng đốt tiền sẽ chết. Doanh nghiệp dừng đốt tiền có “chết” như nhiều nhận định hay không thì vẫn còn là một giả định. Song, hiện nay, việc các hãng gọi xe công nghệ bắt đầu thu thêm phí nền tảng hay phí đơn hàng nhỏ từ khách hàng cũng cho thấy các đơn vị đã bắt đầu “thu” nhiều hơn thay vì chỉ “đốt”.
Một CEO của một ứng dụng gọi xe vừa ra mắt trên thị trường Việt Nam nhận định về việc các ứng dụng chạy theo cuộc đua “đốt tiền” để thu hút khách hàng: “Trong giai đoạn kinh tế thế giới bất ổn, khủng hoảng, bệnh dịch diễn ra, nhiều công ty công nghệ hoặc các công ty tăng trưởng nóng trên thế giới lao đao và không tìm được chỗ đứng cho mình. Họ cũng không thể tiếp tục dùng chính sách đốt tiền để đi thuê thị phần mãi được”. Câu hỏi đặt ra là vậy trong dài hạn, chìa khóa của cuộc chơi khốc liệt này hiện nằm ở đâu?
“Đốt tiền” rào cản không cản được tân binh “tham chiến”
“Đốt tiền” không phải là một chiến lược tuyệt đối cũng đồng nghĩa với việc cơ hội được mở ra rộng hơn cho các doanh nghiệp trẻ. Theo đó, tận dụng được những nguồn lực sẵn có cùng việc nắm bắt các vấn đề trong trải nghiệm người dùng để đưa ra giải pháp công nghệ hoàn thiện hơn chính là dư địa thật sự để các startup gọi xe phát tạo vị thế của mình.
Đơn cử, dù có kinh nghiệm nhưng một số ứng dụng gọi xe hàng đầu tại Việt Nam đến nay vẫn còn tồn đọng các hạn chế về kỹ thuật như định vị bản đồ sai lệch, thủ tục đặt xe bổ sung chưa hoàn thiện… Đây là cơ hội để những doanh nghiệp đến sau tiếp thu và cải thiện tốt hơn cho sản phẩm của mình.
Đồng hồ điện tử là điểm khác biệt của viApp, mở ra nhiều quyền lợi cho tài xế và mang đến sự tiện lợi chủ động cho khách hàng khi dùng ứng dụng
Nắm bắt các vấn đề tồn đọng từ các ứng dụng đi trước cũng như tập trung nâng cao trải nghiệm người dùng sẽ là chiến lược quan trọng để các ứng dụng gọi xe nói chung và ứng dụng gọi xe trẻ nói riêng tạo lợi thế cạnh tranh riêng mà không phải “đốt tiền” theo quan điểm phổ thông. Nếu mang lại sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dùng và tạo ra các giá trị cho các đối tác để họ trung thành thì chiến lược tập trung công nghệ cho trải nghiệm người dùng sẽ luôn luôn bền vững, bất kể hoàn cảnh nào.
Nhận thấy những tiềm năng đó, giữa lúc dịch bệnh còn nhiều khó khăn vẫn có ứng dụng gọi xe thuần Việt mới tham gia thị trường – đơn cử như viApp. Đây là ứng dụng gọi xe công nghệ trẻ nhất góp mặt vào thị trường với tầm nhìn hoàn thiện các yếu tố trải nghiệm người dùng của những “người tiền nhiệm”.
Ứng dụng viApp tạo sự khác biệt bằng một thay đổi nhỏ, nhưng lại sẽ mở ra nhiều quyền lợi mới cho tài xế taxi công nghệ khi không chỉ book khách qua ứng dụng gọi xe, họ còn có thề bắt khách lẻ như taxi truyền thống thông qua sử dụng đồng hồ điện tử viApp. Trên cơ bản, viApp vẫn có thể có thể đặt xe theo giá cước cố định, tuy nhiên điểm khác biệt lớn nhất là tính năng đồng hồ điện tử (theo đúng chuẩn Nghị định 10/2020/NĐ-CP) tạo sự linh hoạt để di chuyển như một xe taxi công nghệ nhưng người dùng có thể đón xe như hình thức vẫy của taxi truyền thống.
Cũng theo kế hoạch, viApp sẽ tung ra các chương trình thưởng tiền mặt từ 100.000vnđ đến 200.000vnđ trong giai đoạn đầu ra mắt (từ 1/10 đến 30/10/2020) nhằm thu hút mạnh hơn sự tham gia của các tài xế xe công nghệ. Cách “đốt tiền” khá thông minh này sẽ thu hút nhanh chóng tài xế tham gia để làm “nóng” lên sân chơi bất phân thắng bại của “tiền” và “công nghệ”.
Được biết, viApp tham vọng đặt mục tiêu chiếm 20% thị phần ứng dụng gọi xe với khách đặt xe qua ứng dụng và 50% với khách vẫy xe truyền thống và đạt 300,000 lượt tải ứng dụng trong 3 tháng đầu ra mắt. Nhìn chung, cơ hội không nằm ở doanh nghiệp “đốt nhiều tiền” mà trong tay các đơn vị “biết mình, biết ta”, có thể đưa ra những chiến lược tốt hơn nâng cao trải nghiệm người dùng. Hiện mọi thông tin vẫn còn là ẩn số, mọi giải đáp và kỳ vọng về “tân binh” viApp sẽ có câu trả lời vào ngày 8/10 lúc “tân binh” chính thức chào sân.
Ánh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế
Nguồn: cafebiz.vn