Nhật Bản là một quốc gia với dân số gần 127 triệu người và có tỷ lệ dân số già khá cao, nhưng lại là một trong những nước có tỷ lệ tử vong vì virus Vũ Hán ở mức thấp của thế giới.
Theo Worldometers, tính đến ngày 18/4, Nhật Bản có hơn 9.000 ca nhiễm virus Vũ Hán và 190 ca tử vong.
Trước đó, tờ New York Times từng bình luận: “Số lượng người nhiễm bệnh và tử vong do virus Vũ Hán ở Nhật tương đối ít. Tại các nơi khác trên thế giới, số người nhiễm bệnh tăng mạnh, trong bệnh viện đầy ắp bệnh nhân, số người chết càng ngày càng nhiều hình thành nên vòng tuần hoàn ác tính…..nhưng Nhật Bản lại là một trong những nước có tỷ lệ tử vong do virus corona chủng mới đạt mức thấp nhất”.
Thời gian gần đây, giới chính trị gia Nhật Bản và một số kênh truyền thông ngoại quốc đã nghi ngờ chính phủ xứ sở hoa anh đào che giấu tình huống chân thật về dịch bệnh vì để bảo vệ Thế vận hội Tokyo, và cũng có rất nhiều người hùa theo trên mạng.
Không thể che giấu
Những người sinh sống ở Nhật Bản đều biết rằng, giao thông công cộng ở nước này rất phổ biến, với phần lớn người Nhật đều dùng tàu điện khi ra khỏi nhà. Tàu điện thường rất đông người vào giờ cao điểm.
Mấy năm trước, kênh truyền thông Nhật Bản đã từng đưa tin có người bị gãy xương sườn vì tàu điện quá đông. Trong tiếng Nhật, từ “thông cần” (đi làm) và “thống cần” (nỗi khổ lúc đi làm) là hai từ đồng âm cho nên về sau, rất nhiều người Nhật gọi “đi làm” thành “nỗi khổ lúc đi làm”.
Hơn nữa, có rất nhiều người đi tàu điện cần phải đổi tuyến xe, từ xe này đổi qua xe khác, từ tuyến này đổi sang tuyến khác. Nếu như dịch bệnh thật sự lây lan thì số người nhiễm bệnh ở Nhật sẽ rất lớn. Cho nên, nếu như ở Nhật thật sự xuất hiện một số lượng lớn người nhiễm bệnh thì chính phủ không thể nào che giấu được.
Hiện tượng khó giải thích
Trong số hai bệnh nhân bị chẩn đoán nhiễm bệnh ở Nhật vào ngày 28/1, một người là nam tài xế lái xe buýt, người còn lại là nữ hướng dẫn viên. Nguyên nhân là bởi vì họ đã nhận đoàn khách du lịch đến từ Vũ Hán. Lịch trình của đoàn khách du lịch này đi từ Osaka đến Tokyo vào ngày 8/1 đến 11/1, sau đó từ Tokyo quay về Osaka vào ngày 12/1 đến 16/1.
Ở đây có một điểm khó hiểu là, trong tình huống cả người tài xế và hướng dẫn viên đều bị chẩn đoán nhiễm bệnh, nhưng ở những điểm du lịch mà đoàn khách đi qua lại không hề có người nào bị nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó, một hiện tượng khó giải thích nữa là, nước Nhật có nhiều người già và người Hoa sinh sống nhưng virus không hề lây lan trên diện rộng.
Ví như, tại Ý, các chuyên gia quốc tế cho rằng cách phòng dịch của nước Ý không nghiêm ngặt, dân số già và vật tư y tế không đủ đã gây ra sự lây lan nghiêm trọng. Nếu như nói về dân số già và sức đề kháng kém thì người già trên 65 tuổi ở nước Ý chỉ chiếm 23%, trong khi con số này ở Nhật Bản chiếm 28,4%.
Cũng có nguồn tin nói rằng, có nhiều người dân Ôn Châu ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc sinh sống ở Ý nên mới gây ra dịch bệnh nghiêm trọng. Nhìn sang nước Nhật, khu phố người Hoa ở Yokohama là một trong ba khu phố người Hoa lớn nhất Nhật Bản và là nơi có số lượng người Trung Quốc tập trung đông đúc. Đồng thời, ở đây còn nằm kế bên cảng Yokohama và công viên Yamashita là những điểm tham quan du lịch nổi tiếng, hàng năm đều có nhiều xe buýt chở khách du lịch đến từ Trung Quốc ra vào. Du thuyền Diamond Princess có người nhiễm bệnh cũng cập cảng Yokohama, nhưng virus Vũ Hán không hề bùng phát trên diện rộng.
Tình huống của nước Nhật khiến cho các chuyên gia dịch tễ học không thể hiểu được. Tờ New York Times từng viết: “Tuy là các trường học đều đóng cửa một tháng và chính phủ yêu cầu hủy bỏ hoặc trì hoãn các sự kiện thể dục thể thao và văn hóa nhưng các phương diện khác trong cuộc sống vẫn đang diễn ra như bình thường. Người dân vẫn ngồi đông đúc trên tàu điện, tập trung tại công viên ngắm hoa anh đào, mua sắm, đi đến quán bar và nhà hàng”.
Ông Peter Rabinowitz, Giám đốc Phòng dịch tễ học trường đại học Washington kiêm Giám đốc Trung tâm Y tế toàn cầu cho biết: “Có lẽ là Nhật Bản đã làm đúng chuyện gì đó, hoặc có lẽ là không, chỉ là chúng ta không thể biết được điều đó”.
Câu trả lời
Mặc dù có nhiều yếu tố có thể thúc đẩy sự lây lan nhanh chóng của virus Vũ Hán nhưng Nhật Bản lại là một trường hợp ngoại lệ. Khi nhìn sang những quốc gia bị dịch bệnh hoành hành nghiêm trọng ngoài Trung Quốc như Ý, Iran, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, đều thấy có một điểm chung, đó là những quốc gia này là đối tác thân cận với Bắc Kinh.
Trong suốt 70 năm cầm quyền, chính quyền Trung Quốc đã gây ra biết bao đau thương cho nhân dân Trung Hoa như Đại Cách mạng Văn hóa, thảm sát Thiên An Môn… Khi chính quyền Trung Quốc thân cận với một quốc gia khác, có thể cho rằng, họ cũng đồng thời truyền bá tư tưởng tham ô, cũng như đem những thứ xấu của họ du nhập vào quốc gia đó.
Trong y học cổ truyền Trung Hoa, những bệnh dịch như virus corona được coi là “tà khí” (hay “năng lượng xấu”). Hoàng Đế Nội Kinh, một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất về Trung Y, ghi lại cuộc đối thoại giữa Huỳnh đế và ngự y Kỳ Bá.
Hoàng Đế hỏi rằng: Trẫm nghe rằng, khi bệnh dịch giáng xuống, mọi người ai cũng bị lây nhiễm bất kể tuổi tác. Các triệu chứng bệnh là tương tự nhau và rất khó để chữa trị. Khanh có biết làm thế nào để ngăn ngừa sự lây nhiễm không?
Kỳ Bá trả lời: Khi một người có chính khí trong thân, thì tà khí không thể xâm nhập.
Theo khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew phát hành vào ngày 30/9/2019, trong số 32 quốc gia được khảo sát, Nhật Bản là nước có thái độ phản đối nhất đối với Trung Quốc, với 85% người Nhật Bản “không ưa” chính phủ Trung Quốc.
Phải chăng, chính vì có 85% người dân “không ưa” chính phủ Trung Quốc, nên “tà khí” mới không thể xâm nhập vào xứ sở hoa anh đào, nên nước này mới tránh được sự hoành hành của dịch bệnh.
Có thể xem như đó là một câu trả lời!
Hương Thảo
Tham khảo minghui.org
Nguồn dkn.tv