Sáng ngày 17/4, trụ sở phòng chống dịch bệnh thành phố Vũ Hán đã đưa ra một thông báo “điều chỉnh” số ca nhiễm Covid-19 tại địa phương, con số tử vong đã được nâng lên thành 3.869 ca và tăng thêm 325 ca lây nhiễm. Dữ liệu liên quan trên khắp cả nước cũng theo đó mà có sự thay đổi. Giới quan sát tin rằng chính quyền Trung Quốc buộc phải thay đổi số liệu dưới áp lực bị nghi ngờ mạnh mẽ ở trong nước và cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, số liệu mới này vẫn cách xa sự thật và khó thuyết phục.
Đó là mở đầu bài bình luận có tựa đề “Trung Quốc sửa đổi số ca tử vong ở Vũ Hán” của tác giả Trình Hiểu Dung, được đăng trên tờ Epoch Times bản tiếng Trung ngày 18/4. Dưới đây là nguyên văn phần tiếp theo bài bình luận:
Đây quả là một động thái đáng chú ý của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Chỉ sau một đêm, đột nhiên lại tăng thêm 1.290 ca tử vong, một động thái tức thì phủ nhận những khẳng định chắc nịch trước đó. Điều này cho thấy các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã tự công nhận rằng sự “công chính, minh bạch” mà ĐCSTQ tô vẽ là không đáng tin.
Mặt khác, động thái điều chỉnh số liệu này cho thấy hiệu quả rõ ràng của áp lực và làn sóng truy cứu trách nhiệm quốc tế. Đối với một chính quyền tàn bạo, cộng đồng thế giới cần phải điều tra và truy cứu trách nhiệm một cách công bằng, trừng phạt những người xấu làm tổn hại sức khỏe và sinh mạng người dân, tuyên dương chính nghĩa.
Triệu Lập Kiên, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói rằng có thể tồn tại “lỗ hổng” trong quá trình thu thập dữ liệu ban đầu, nhưng ĐCSTQ vẫn luôn giữ vững lập trường “có trách nhiệm với lịch sử”, “có trách nhiệm với người dân” và “có trách nhiệm với những người đã mất” khi cố gắng đảm bảo tính chuẩn xác của thông tin.
Ông này cho rằng có thể các nhân viên y tế quá bận rộn với việc điều trị, vậy nên ở phương diện khách quan đã xảy ra việc báo cáo chậm trễ, hoặc quên không báo cáo, nhưng “chưa từng tồn tại vấn đề giấu dịch”.
Những lời của ông Triệu để lộ nhiều nghi vấn. Thứ nhất, tại sao lại có “lỗ hổng” trong việc thu thập dữ liệu ban đầu, và nếu có thì đó là “lỗ hổng” nào? Trên phạm trù y tế, khi tính mạng con người bị đe dọa, “lỗ hổng” chính thức của chính quyền lại là 1.290 ca tử vong.
Như rất nhiều người có thể đã biết, ĐCSTQ thâm nhập và quản lý chặt chẽ tất cả mọi thứ, từ Ủy ban Y tế Quốc gia, Tổ chức y tế, nhân viên khu phố và phương tiện truyền thông ở tất cả các cấp các ngành. Khó có thể nói rằng tồn tại hàng nghìn trường hợp tử vong bị “bỏ sót” như vậy. Điều này khó tin. Ngày nay, dưới áp lực bức bách từ quốc tế, thông qua 1 tờ thông tri từ phía chính phủ, con số ca tử vong đã tăng vọt lên 50%! Con số chênh lệch lớn như vậy khó để có thể được cho là “đảm bảo tính chính xác minh bạch của thông tin”.
Ông Trung Nam Sơn (Zhong Nanshan), cựu chủ tịch của Hiệp hội Y khoa Trung Quốc, cũng nói với truyền thông vào ngày 12/4 rằng dữ liệu của Trung Quốc là “không thể giả được”. Kết quả 5 ngày sau, lời phát biểu của ông Trung đã trở nên mâu thuẫn với chính dữ liệu mới được cập nhập của chính quyền.
Thứ hai, đây là lần đầu tiên ĐCSTQ thừa nhận “báo cáo muộn” và “báo cáo sai”, từ đó xác thực những nghi vấn trước đây của cộng đồng quốc tế. Đây có lẽ không phải là “báo cáo sai”, mà là do bị che giấu một cách có chủ đích, thông qua các biện pháp thiếu minh bạch, bao gồm không cho lượng lớn bệnh nhân nhập viện điều trị, kiểm soát số lượng thiết bị xét nghiệm được cấp, hạn chế số ca chẩn đoán được công bố hàng ngày, cố tình không chẩn đoán cho bệnh nhân, nghiêm cấm các nhân viên y tế thực hiện các cuộc phỏng vấn bên ngoài…
Trên thực tế, các nhân viên y tế ở Vũ Hán khi đó đang trong tình trạng suy sụp do bệnh viện quá tải. Hiện trường vô cùng bi thương, bệnh nhân cùng người nhà không ngừng kêu cứu, thi thể trong bệnh viện tăng vọt, nhà hỏa táng hoạt động liên tục 24 giờ một ngày, những thảm cảnh này hoàn toàn không ăn khớp với con số hai, ba nghìn trường hợp tử vong theo công bố chính thức.
Thứ ba, việc sửa đổi số liệu nhằm mục đích gì? Sau khi dịch bệnh bùng phát, một lượng lớn người dân ở thành phố Vũ Hán đã bị nhiễm bệnh. Vì lo sợ số liệu tử vong quá cao sẽ gây bất ổn xã hội và đánh mất niềm tin của công chúng, nên việc giấu dịch đã trở thành lựa chọn tối ưu và được tiến hành với một “tinh thần quyết liệt”.
Tuy nhiên về sau, các con số thống kế chính thực được công bố dường như quá thấp, đặc biệt khi so sánh với các nước châu Âu và châu Mỹ. Nhiều chính trị gia từ Mỹ, Nhật Bản, các nước Châu Âu, … bày tỏ nghi vấn với các con số do Trung Quốc công bố, cùng lúc làn sóng truy cứu trách nhiệm trong việc giấu dịch của Trung Quốc khiến dịch bệnh lan rộng ra toàn cầu, buộc chính quyền Trung Quốc phải thích ứng.
Trong dịch bệnh lần này, bác sĩ Lý Văn Lượng đã bị bắt giữ do cảnh báo sớm cho công chúng về sự nguy hiểm của dịch bệnh. Phương Bân, Trần Thu Thực, Lý Trạch Hoa – các nhà báo dân sự dũng cảm – cũng đã mất tích sau khi quay lại những thước phim chân thực tại hiện trường dịch bệnh.
Nhà văn Phương Phương đã gặp phải công kích trên mạng sau khi miêu tả chân thực hoàn cảnh bên trong Vũ Hán và cách thức xử lý đại dịch nhiều phần vụng về của chính phủ trong một quyển nhật ký, dự định xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Đức. Các thông tin hiện trường của bộ phận phóng viên Trung Quốc tại tuyến đầu bị phong tỏa, bởi những gì họ đã ghi lại có thể làm tổn hại đến thanh danh của ĐCSTQ. Việc chèn ép và phong tỏa những người dân dám nói lên sự thật này là bằng chứng xác thực cho thấy việc giấu dịch.
Tuy vậy, những lời nói dối vẫn tiếp diễn. Những tuyên bố “có trách nhiệm với lịch sử, có trách nhiệm với nhân dân” vẫn được tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông. Khi những con số ban đầu, từng được khẳng định là “công chính minh bạch”, để rồi sau đó bị xác nhận là sai sự thật và được điều chỉnh tăng lên gấp rưỡi sau 1 ngày, tiền lệ này phải chăng sẽ làm xói mòn niềm tin vào các số liệu chính thức sau đó.
Một giờ sau khi dữ liệu mới được chính thức công bố, cơ quan ngôn luân của chính phủ là “China Daily” đã đăng tải một bài bình luận nhận định việc điều chỉnh lần này là “tất yếu và cần thiết”. Đối với chính quyền Trung Quốc, việc báo cáo sai lệch số liệu không phải là điều quá ngạc nhiên. Lần theo lịch sử, những số liệu thống kê đó đa phần là để phục vụ cho giá trị tăng trưởng GDP, phục vụ cho các báo cáo thành tích, cho nên mọi thứ đều có tính đàn hồi, có thể cao hoặc thấp, có thể tăng hoặc giảm nhưng vẫn sẽ luôn luôn “công chính minh bạch”.
Tờ China Daily còn bình luận rằng: “Có người cho rằng việc điều chỉnh dữ liệu lần này có thể tổn hại đến thanh danh của chính quyền, nhưng trên thực tế là ngược lại. Việc sửa đổi số liệu thống kê lần này đã phản ánh thái độ có trách nhiệm cao của chính phủ Trung Quốc đối với việc báo cáo số liệu minh bạch, đồng thời nâng cao uy tín của chính quyền trong lòng nhân dân”.
Trên thực tế, chính quyền Trung Quốc không đáng tin cậy, và đại dịch lần này đã lại một lần nữa phơi bày sự thật đó. Các kênh truyền thông thường xuyên đưa thông tin sai sự thực. Như người ta thường nói, đâm lao phải theo lao, cưỡi hổ khó xuống, những thông tin sai sự thực làm tiền đề cho một chuỗi các thông tin sai sự thực kế tiếp. Càng làm càng phản cảm, không khó để quốc tế nhìn thấy.
Cho đến nay, trên vùng đất xảy ra thảm kịch này, chính quyền ĐCSTQ vẫn phong tỏa số liệu tử vong thực sự. Những chủ đề như Nạn Đói Lớn cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu lương dân, đại thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng 6, cuộc đàn áp Pháp Luân Công, cho đến tội ác mổ cướp nội tạng sống từ các tù nhân lương tâm để thu lợi nhuận, tất cả đều trở thành chủ đề cấm đề cập. Một số nhà báo, học giả và các nhà hoạt động nhân quyền tự mình điều tra và dũng cảm tiết lộ sự thật, đã phải hứng chịu hậu quả: từ cấm xuất ngoại, bị đuổi việc, cho đến bị bắt giữ phi pháp và tống vào nhà giam bằng các tội danh không có thực.
Một cư dân mạng Trung Quốc cảm thán: “Một quốc gia ngay đến cả dữ liệu chân thật cũng không dám đối mặt thì sẽ không bao giờ nhìn thấy người sống rành rành đằng sau mỗi con số đó”.
Tuy vậy, song song với những bình luận trên, cũng còn đó những nhận xét khó hiểu trên mạng Internet. Ví dụ, có người cho rằng việc so sánh dữ liệu các ca lây nhiễm và tử vong giữa Trung Quốc với các nước khác, để từ đó đi đến một kết luận về tính xác thực là một việc “không có ý nghĩa gì”. Cụ thể, một nhận xét ghi:
“Cuối cùng, nền kinh tế của ai phục hồi mau lẹ nhất thì người đó mới có quyền phát ngôn và lãnh đạo, nếu không hết thảy những thứ này… nói trắng ra đều chỉ là chút mây khói thoảng qua mà thôi”.
Khó có thể khẳng định những bình luận kiểu này là của “Đội quân năm xu” – nhóm dư luận viên được ĐCSTQ thuê để tuyên truyền tích cực cho chính phủ trên mạng, mỗi bài đăng là 0,5 Nhân dân tệ – nhưng nó phản ánh lối tư duy kỳ lạ, nếu không muốn nói là phi nhân tính.
Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán là nhân họa do ĐCSTQ gây ra. Cho dù Covid-19 không bắt nguồn từ phòng thí nghiệm sinh học Vũ Hán mà từ chợ động vật hoang dã Hoa Nam như tuyên bố của chính quyền, thì bản thân việc giấu dịch đã là tác nhân chính khiến một dịch bệnh vốn có thể khống chế cục bộ ở đại lục Trung Quốc lan rộng ra các quốc khác và bùng phát thành đại dịch toàn cầu. Một nghiên cứu chỉ ra, nếu Trung Quốc không giấu dịch, quy mô dịch bệnh hiện nay sẽ giảm xuống đến 95%.
Số ca lây nhiễm và tử vong tại Trung Quốc và trên thế giới đại biểu cho sức khỏe và sinh mạng của nhân dân Trung Quốc và người dân khắp năm châu, cùng lúc phản ánh thái độ thiếu trách nhiệm của chính quyền đại lục. Hàng trăm nghìn người mất đi sinh mệnh và hàng triệu người bị nhiễm bệnh, “mây khói thoảng qua” có lẽ không phải là một sự mô tả phù hợp.
Quyền phát ngôn và lãnh đạo chỉ được quyết định bởi sức mạnh kinh tế? Tại nhiều quốc gia, trong đại dịch này các chính phủ đều ưu tiên trước nhất vấn đề an toàn sức khỏe của người dân, sau đó mới cân nhắc đến các vấn đề tổn hại kinh tế gây ra trong dịch bệnh. Việc gỡ bỏ lệnh phong tỏa và khôi phục sản xuất chỉ được tiến hành trong bối cảnh cân nhắc đến sức khỏe người dân – vấn đề căn bản – như có thể thấy ở nhiều nước. Thật khó để tưởng tượng việc đảo ngược các tiêu chí trên là chính sách của bất kỳ chính phủ và quốc gia nào.
Lời bình luận của cư dân mạng trên gợi nhớ đến câu nói “ngậm miệng phát tài lớn” của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân – lấy sự tăng trưởng kinh tế, tham nhũng tập thể và lợi ích vật chất để các quan chức làm ngơ trước các vấn đề bất cập, như các hành vi vi phạm nhân quyền.
Dự ngôn bí ẩn: Con chim lông trắng báo hiệu vận mệnh Trung Quốc và Tập Cận Bình
videoinfo__video3.dkn.tv||410003a16__
Theo Trình Hiểu Dung, Epochtimes.com
Vũ Dương dịch và biên tập
(Nguồn ảnh thumb: ảnh chụp màn hình Youtube/CGTN).
Nguồn dkn.tv